Quy tắc giúp mẹ nhàn, con ăn ngoan

0
512
Đã có không ít bà mẹ đau đầu chỉ vì cho con ăn, mẹ vất vả làm đề huề mọi thứ đồ ăn, nhưng con nhất quyết không ăn, đạp đổ tung mọi thứ và khóc lóc trong đống bừa bộn bẩn thỉu.

Quy tac giup me nhan, con an ngoan

Ảnh: Internet

Khi nhà có em bé sẽ có nhiều rắc rối phiền phức, mỗi bé có một biểu hiện khó chịu khác nhau, việc cho ăn uống cũng mỗi bé một kiểu, sẽ có những lúc bé không chịu ăn thích quấy phá la hét, đạp đổ mọi thức ăn trên bàn tạo thành một bãi chiến trường.

Để mỗi bữa ăn của con không trở thành cuộc chiến, mẹ cần lắng nghe con và để ý những biểu hiện khó chịu ở con, và cũng cần phải nghiêm khắc với những mè nheo đòi hỏi con nít. Bất kể quy tắc nào muốn thiết lập cũng cần có quá trình, vậy nên cha mẹ đừng vội vì sốt ruột mà ép buộc con nghe theo ý mình, nhất là trong việc ăn uống, sẽ khiến trẻ không thoải mái, ăn uống không còn hào hứng.

Việc thiết lập quy tắc trong bữa ăn uống sẽ giúp cho việc ăn uống của con dễ dàng hơn, các mẹ cùng tham khảo nhé:

1. Ngồi ghế khi ăn

Khi trẻ đã cứng cổ có thể tự ngồi thẳng vững vàng, đến bữa ăn mẹ nên để bé ngồi vào ghế sẽ tập được cho bé thói quen ngồi nghiêm chỉnh khi đến bữa ăn. Hơn nữa việc ngồi ăn trên ghế giúp bé tập trung hơn vào việc ăn và có lợi cho hệ tiêu hoá của bé.

2. Không ép bé ăn

Khi tham gia vào bữa ăn nếu như bé ăn một chút rồi khóc, liên tục từ chối không ăn tiếp thì không cần phải ép bé. Vì như người lớn chúng ta cũng có bữa ăn nhiều ăn ít, không phải bữa nào cũng giống nhau, đừng cố ép bé ăn trong nước ăn, có nhiều lý do khiến bé không muốn ăn mẹ cần phải tìm hiều, đừng để biếng ăn sinh lý thành biếng ăn bệnh lý.

3. Không nên trừng phạt hoặc khen ngợi thái quá

Ăn uống là nhu cầu tự nhiên, sự trừng phạt chỉ gây ra tâm lý nặng nề cho cả mẹ và bé. Ngược lại việc khen ngợi bé ăn cũng nên vừa phải, nếu không bé sẽ trở nên phụ thuộc vào lời khen, bé sẽ ăn vì được khen thay vì ăn theo sự đòi hỏi của cơ thể và về lâu dài thói quen này không tốt. Mẹ giúp bé cần hiểu ăn uống là một đặc quyền của bé, là một việc tự nhiên chứ không phải một thành tích phải phấn đấu.

4. Không cho bé ăn các bữa quá dày

Quy tac giup me nhan, con an ngoan

Ảnh: Internet

Bé chưa kịp tiêu thức ăn của bữa trước đã phải ăn bữa sau đương nhiên sẽ không hào hứng. Các bữa chính nên cách nhau khoảng 4 tiếng, bữa phụ cách bữa chính khoảng 2 tiếng.

5. Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính ít nhất 1-2 tiếng

Nếu mẹ cho bé ăn các đồ ăn vặt như bim bim, bánh ngọt, bánh quy… quá gần bữa chính sẽ khiến bé bị ngang dạ không muốn ăn, mà đa số các món ăn vặt đều có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp. Hãy tạo cơ hội cho bé được… đói, bé sẽ ăn bữa chính nhiều hơn.

6. Đổi món thường xuyên

Đổi món không chỉ là đổi nguyên liệu mà còn đổi cả cách chế biến. Bé cũng như người lớn, nếu cứ ăn đi ăn lại một món thì sẽ rất chán, vì thế dù lượng ăn của bé ít, mẹ cũng nên thay đổi các món thường xuyên. Điều này cũng giúp bé có thể ăn được đa dạng các loại thức ăn, không ngại thử những món mới và như vậy sau này mẹ sẽ rất nhàn.

7. Không kéo dài bữa ăn quá 30-40 phút

Mẹ nên tạo cho bé thói quen ăn uống tập trung. Bé cũng cần’ hiểu rằng bữa ăn chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và nếu không ăn bé sẽ bị đói.

8. Không cho bé đi ăn rong

Vì muốn bé ăn được nhiều, ăn hết suất mà cha mẹ cho bé đi ăn rong, làm bé bị phân tán vào những thứ xung quanh để “lừa” đút ăn cho bé. Kết quả là bé ăn một cách thụ động, ăn không phải vì ngon miệng, do đó cá men tiêu hoá không được tiết ra khiến bé khó hấp thu. Thức ăn mang đi khắp nơi như vậy cũng không đảm bảo vệ sinh.

9. Không cho bé xem tivi, đồ chơi khi ăn

Bé chỉ chú ý đến tivi và đồ chơi mà quên đi việc mình đang ăn gì và ăn bao nhiêu. Sự ăn uống không tự nhiên này khiến bé khó hấp thu và là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Thêm nữa, việc cho bé xem tivi trước ba tuổi sẽ hạn chế sự phát triển não bộ của bé.

10. Cho bé ăn có giờ giấc, ăn chung với bữa ăn của gia đình

Việc này sẽ khiến bé cảm nhận được cảm giác no và đói rõ ràng và kích thích bé thèm ăn. Mặc dù đôi khi cũng không nên cứng nhắc quá nhưng mẹ vẫn nên cho bé một lịch ăn tương đối cố định.

11. Cho bé tự xúc ăn, và cơ hội luyện tập

Khi bé đã được một tuổi, đồng thời có thể rửa sạch tay cho bé bốc thử các thức ăn của người lớn, việc này giúp bé vừa tập nhai, vừa giúp bé làm quen với thức ăn của người lớn.

Hiểu, làm đúng, kiên trì, gia đình đồng lòng, các mẹ sẽ rèn được thói quen ăn uống tốt cho con. Sau này mới nhàn được. Đừng biến bữa ăn của con thành ác mộng cho cả gia đình các mẹ nhé!

TheoThegioitre.vn

Quảng cáo Quy tac giup me nhan, con an ngoan Ngại chốn đông người vì TRẦM CẢM, RỐI LOẠN LO ÂU “hoành hành”. Chỉ sau 2 tháng chị ấy đã khỏi bệnh nhờ cách này!

VietBao.vn

Nguồn: vietbao.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.